Liên kết website
Website Chính Phủ
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện hành chính Quốc gia
Untitled Document
Thống kê truy cập
Số người online :  6
Hôm nay :  1331
Hôm qua :  2228
Lượt truy cập : 2531124
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CÔNG TÁC TÔN GIÁO HIỆN NAY
9 10 1236

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CÔNG TÁC TÔN GIÁO HIỆN NAY

Thứ tư, 31.05.2023 08:17

ThS. Nguyễn Việt Hà
Khoa Lý luận cơ sở




Tôn giáo và công tác tôn giáo là một trong những lĩnh vực cần quan tâm và thật cẩn trọng trong quá trình xây dựng, phát triển xã hội và thời kỳ đổi mới đất nước. Hiện nay, thực hiện công tác tôn giáo tốt là một trong những biện pháp để đảm bảo nhu cầu tinh thần của nhân dân đồng thời góp phần đấu tranh chống lại diễn biến hòa bình ở nước ta.

     Theo số liệu từ Ban Tuyên giáo Chính phủ, Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo cùng tồn tại, với khoảng 26 triệu tín đồ, 55 nghìn chức sắc, hơn 130 nghìn chức việc, gần 28.000 cơ sở thờ tự. Hiện tại, có 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận gồm: Phật giáo, Công giáo, đạo Tin Lành, Hồi giáo (Islam giáo), đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh Độ Cư Sĩ Phật hội Việt Nam, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Giáo hội Phật đường Nam tông Minh Sư đạo, Minh Lý đạo - Tam Tông Miếu, tôn giáo Baha’i, Bàlamôn giáo, Giáo hội Các thánh hữu ngày sau của Chúa Giêsu Kitô (Mặc Môn), Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn, Cơ Đốc Phục Lâm Việt Nam.

     Hiện tại, có 43 tổ chức tôn giáo đã được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân và cấp đăng ký hoạt động. Một pháp môn tu hành đã được công nhận tư cách pháp nhân đó là Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi. Ba tổ chức tôn giáo được cấp đăng ký hoạt động bao gồm: Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn, Hội thánh Phúc âm Ngũ tuần Việt Nam, Hội Thánh Phúc Âm Toàn Vẹn Việt Nam.

     Ngoài các tôn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân và đã đăng ký hoạt động nêu trên, ở Việt Nam (những năm gần đây) xuất hiện nhiều hiện tượng tôn giáo mới/đạo lạ (chưa được Nhà nước công nhận nhưng vẫn đang hoạt động), các hiện tượng tôn giáo mới theo chiều hướng cực đoan, mê tín, chính trị hóa như: Thanh Hải Vô Thượng sư, Hội thánh Đức chúa trời Mẹ, Pháp Luân Công, Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Quốc tổ lạc hồng, Đoàn 18 Hùng Vương... Các tôn giáo này đang tìm kiếm sự ủng hộ của số đông tín đồ, gây sức ép buộc các cơ quan chức năng phải thừa nhận, cho phép hoạt động.

     Một số vấn đề đặt ra đối với công tác tôn giáo của nước ta trong giai đoạn hiện nay:

     Thứ nhất, về nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của người dân. Hiện nay, tôn giáo, tín ngưỡng là một nhu cầu tinh thần của đông đảo quần chúng nhândân. Người dân có xu hướng tìm “giải pháp tâm linh” khi họ gặp những trở ngại, bất hạnh trong cuộc sống. Đối tượng tin theo tôn giáo không chỉ là người trình độ thấp, người yếu thế, người nghèo, người bất hạnh mà cả người có trình độ học thức, doanh nhân thành đạt, đảng viên (xu hướng ngày càng trẻ hóa). Do đó, tôn giáo đang có một “điểm tựa” về chính trị, kinh tế, xã hội vững chắc. Nên công tác tôn giáo gặp nhiều rào cản, khó khăn hơn.

     Thứ hai, việc tin theo tôn giáo của người dân chuyển từ thụ động sang chủ động. Đặc biệt, ở nhóm người mà chỉ số an toàn sinh tồn bị đe dọa như mất việc làm, mất của, mất đất đai nhà cửa, mất người thân, mất chức vụ, ốm đau bệnh tật, ly hôn, vô sinh, cô đơn... họ chủ động tìm đến với tôn giáo để được chia sẻ, được an ủi, được nâng đỡ, được hỗ trợ về tinh thần, để nâng cao sức khỏe, để chữa bệnh, để giải tỏa bức xúc... Thực tế đang hình thành “thị trường tôn giáo”: tôn giáo được xem như một sản phẩm “hàng hóa” trên thị trường, người tiêu thụ “hàng hóa” tôn giáo chính là tín đồ,người cung cấp “hàng hóa” tôn giáo là các nhà tu hành, tu sĩ, chức sắc tôn giáo. Do đó, công tác vận động tín đồ càng ngày càng gặp nhiều khó khăn.

     Thứ ba, hoạt động tôn giáo ngày càng hướng đích xã hội, thâm nhập sâu vào đời sống xã hội để tạo dựng tôn giáo và khẳng định là một nguồn lực xã hội. Hoạt động tôn giáo đang chuyển từ “cữu rỗi tâm linh” sang “cứu trợ hiện thực”, thông qua các hoạt động từ thiện nhân đạo, bảo trợ xã hội, chữa bệnh, cai nghiện, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa... để thu hút, lôi kéo, ràng buộc tín đồ. Như vậy, người dân theo tôn giáo không chỉ thỏa mãn nhu cầu tinh thần mà còn thỏa mãn cả mục đích kinh tế.

     Thứ tư, vấn đề đất đai, cơ sở thờ tự tôn giáo. Việc đầu tư xây dựng cơ sở thờ tự để kinh doanh đang ngày càng lộ rõ.Tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng, nhận cho tặng đất đai liên quan đến tôn giáo; tình trạng xây dựng trái phép, sai phép các công trình tôn giáo, tín ngưỡng diễn ra khá phổ biến cũng không có chế tài xử phạt hay xử lý tháo dỡ. Do đó, đất đai tôn giáo đang là một trong những nguyên nhân tạo “điểm nóng” tôn giáo và gây bức xúc dư luận xã hội.

     Thứ năm, đời sống tôn giáo, hoạt động tôn giáo đang nảy sinh các vấn đề phức tạp: Tôn giáo làm dịch vụ tâm linh để trục lợi, mua thần bán thánh, mê tín dị đoan. Một bộ phận giới tu sĩ tha hóa về phẩm hạnh, lối sống. Đội ngũ chức sắc trẻ được đào tạo ở nước ngoài, có kiến thức, hiểu biết về thế giới nên xuất hiện tâm lý coi thường các chức sắc cao tuổi, cho họ là bảo thủ.

     Các hoạt động truyền giáo xuyên biên giới bằng hình thức online (trực tuyến), qua hệ thống mạng xã hội, internet. Các hoạt động tôn giáo của người nước ngoài vào Việt Nam theo con đường du lịch, thuyết pháp, truyền giáo tại nhà riêng của tín đồ dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ dưỡng sinh, câu lạc bộ từ thiện, đạo tràng (không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền) đang ngày càng gia tăng, vượt tầm kiểm soát.

     Các thế lực xấu lợi dụng tôn giáo dưới nhiều hình thức: tôn giáo hóa các vấn đề dân sự (đặc khu kinh tế, an ninh mạng, thu phí BOT...); chính trị hóa các vấn đề tôn giáo (Hội đồng liên tôn Việt Nam, Hội đồng liên kết quốc nội hải ngoại Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Thống nhất, Phật giáo Hòa Hảo thuần túy,...); Tận dụng kênh ngoại giao, phóng vấn báo chí quốc tế để phản ánh sai lệch về tình hình tôn giáo và chính sách tôn giáo của Việt Nam; Thành lập tổ chức chính trị đối lập kích động biểu tình, bạo loạn, lật đổ, tự trị (hội dân oan, hội tù nhân lương tâm, nhóm xã hội dân sự, xưng vương,...).

     Do vậy, công tác tôn giáo còn là công tác an ninh, an toàn trật tự xã hội.

     Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện hiệu quả hơn, tốt hơn Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng cần hướng tới và đạt được những mục tiêu chủ yếu sau đây:

     Một là, phải bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, đảm bảo cho các hoạt động tôn giáo được diễn ra bình thường theo hiến chương, điều lệ đã được nhà nước công nhận và theo quy định của pháp luật.

     Hai là, quản lý nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng phải phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu cực liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng đối với sự phát triển của xã hội.

     Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã chỉ rõ: “Phát huy các nhân tố tích cực, nhân văn trong các tôn giáo, tín ngưỡng. Phê phán và ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, mê tín, dị đoan”[1].

     Ba là, quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng phải đoàn kết đồng bào có tôn giáo và đồng bào không tôn giáo; đoàn kết đồng bào các tôn giáo khác nhau trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

     Quan điểm nhất quán xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta: đoàn kết giữa đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo, đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau là một bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng bào theo tôn giáo, đồng bào không theo tôn giáo, đồng bào theo các tôn giáo khác nhau đều là dân tộc Việt Nam mà thiếu gắn bó thì sẽ làm cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc suy yếu. Vì vậy, việc xây dựng, củng cố, tăng cường đoàn kết giữa đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo phải được quan tâm thường xuyên và dựa trên những yêu cầu, nguyên tắc xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

     Bốn là, quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng phải đảm bảo nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc điều chỉnh các hoạt động tôn giáo.

     Đảng và Nhà nước ta luôn coi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của công dân và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng và tôn giáo, với chính sách nhất quán là tôn trọng và bảo đảm quyền con người cũng như quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.


[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật 2021, t. I, tr. 144.

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ GÓP PHẦN BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRONG TÌNH HÌNH MỚI
C.MÁC - CUỘC ĐỜI VÀ CỐNG HIẾN ĐỐI VỚI NHÂN LOẠI
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở TỈNH PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
KHOA LÝ LUẬN CƠ SỞ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC TẬP CỦA HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NĂM 2023
MỘT SỐ HIỆU QUẢ BƯỚC ĐẦU TRONG TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CHUYÊN VIÊN, CHUYÊN VIÊN CHÍNH VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH
BẢO VỆ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
KẾT QUẢ 05 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 23-CT/TW VỀ “TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH"
NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW VỀ “TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CNH, HĐH ĐẤT NƯỚC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045” VÀO GIẢNG DẠY HỌC PHẦN ''KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN''
NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW VỀ "TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045” VÀO GIẢNG DẠY HỌC PHẦN ''KIẾN THỨC BỔ TRỢ''
Vụ TCT 65 Bí thư Tỉnh ủy Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Huân chương LĐ hạng Nhất HT Hội nghị thi đua yêu nước năm 2016 BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2000 Lễ đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2015
  • Vụ TCT
Tin mới nhất