Liên kết website
Website Chính Phủ
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện hành chính Quốc gia
Untitled Document
Thống kê truy cập
Số người online :  2
Hôm nay :  1745
Hôm qua :  2255
Lượt truy cập : 4538882
Giảng viên Trường Chính trị tỉnh thực hiện văn hóa giảng dạy, góp phần phát huy những giá trị văn hóa trường Đảng
9 10 564

Giảng viên Trường Chính trị tỉnh thực hiện văn hóa giảng dạy, góp phần phát huy những giá trị văn hóa trường Đảng

Thứ tư, 21.12.2022 10:32




Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy Phú Thọ, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Nhà trường có chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở; cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương về lý luận chính trị; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức về một số lĩnh vực khác; tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương.

     Hiện nay, nhà trường có 42 giảng viên, về trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên nhà trường chủ yếu là thạc sỹ, 39/42 giảng viên (94,6%), trường có 01 tiến sỹ, chiếm 2,7% và 03 cử nhân, chiếm 2,7%. Về trình độ lý luận chính trị, giảng viên có trình độ cao cấp LLCT là 26 giảng viên (chiếm 68,4%), trung cấp LLCT là 12 giảng viên (chiếm 31,6%). Với cơ cấu trình độ chuyên môn và trình độ LLCT như vậy, đội ngũ giảng viên nhà trường hoàn toàn đủ năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt văn hóa giảng dạy khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

     Trong thời gian vừa qua, đội ngũ giảng viên nhà trường luôn có ý thức trong việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tích cực học tập nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn hiện nay. Văn hóa giảng dạy của giảng viên nhà trường được thể hiện ở các nội dung sau:

     Một là, giảng viên Trường Chính trị tỉnh chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế chuyên môn; không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm túc chấp hành sự phân công của lãnh đạo, có ý thức vì tập thể, luôn phấn đấu vì sự nghiệp chung của nhà trường; bảo vệ, gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của nhà trường. Bởi các thầy, cô, nhà trường đều nhận thức được rằng, hơn ai hết đội ngũ giảng viên phải là người nắm vững và trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, thực sự là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, lý luận; kiên quyết đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, chống đối của các thế lực thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

     Hai là, thể hiện qua trình độ và phương pháp sư phạm của giảng viên trường Đảng.

     Các giảng viên nhà trường luôn tích cực, gương mẫu trong việc học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy. Đội ngũ giảng viên nhà trường được đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên môn vững, thường xuyên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn và dài hạn để nâng cao trình độ chuyên môn. Thông qua các bài giảng lý luận chính trị, giảng viên đã tạo “lăng kính văn hóa” để học viên tự nhận thức, tự lựa chọn và định hướng các giá trị văn hóa, từ đó thực hiện tốt việc giáo dục lối sống văn hóa cho học viên thông qua các hoạt động dạy - học ở nhà trường.

     Chất lượng bài giảng của giảng viên nhà trường được học viên các lớp học tập trung trong và ngoài trường ghi nhận và đánh giá cao. Qua thực tiễn đánh giá chất lượng chuyên môn của đội ngũ giảng viên hằng năm từ các kênh thông tin khác nhau (dự giờ, thao giảng, thi giảng viên giỏi các cấp, phiếu thăm dò học viên,…) cho thấy về cơ bản chất lượng chuyên môn đạt từ khá trở lên, nhiều đồng chí giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy đạt chất lượng tốt, có kiến thức phong phú cả về lý luận và thực tiễn được đồng nghiệp và học viên nghi nhận, đánh giá cao. Các kỳ thi giảng viên giỏi cấp Học viện, nhà trường đều cử giảng viên tham gia và đạt kết quả từ giỏi trở lên, nhiều đồng chí đạt loại xuất sắc.

     Về phương pháp giảng dạy, trong thời gian vừa qua, 100% giảng viên của nhà trường đã áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực ở tất cả các môn và hiệu quả bài giảng đã tăng cao. Các bài giảng lý luận chính trị được các thầy, cô thiết kế công phu, khoa học bằng giáo án điện tử. Ngoài những phương tiện dạy học truyền thống, giảng viên đã tích cực sử dụng các phương tiện dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng bài giảng như máy vi tính, máy chiếu, bảng ghim, tài liệu phát tay… Bên cạnh đó, giảng viên nhà trường đã kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp trong giảng dạy như: phương pháp thuyết trình, phương pháp hỏi đáp, nêu ý kiến ghi bảng, sàng lọc phiếu, thảo luận nhóm... từ đó, hiệu quả các bài học lý luận chính trị được nâng cao và phát huy được tính tích cực tự giác của người học.

     Ba là, thể hiện qua ứng xử của giảng viên với đồng nghiệp và học viên.

     Thực hiện Quyết định số 5029/QĐ-HVCTQG ngày 26/10/2017 của Giám đốc Học viện quy định về ứng xử văn hóa của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giảng viên nhà trường luôn nêu gương về ứng xử đúng mực giữa các mối quan hệ trong nhà trường.

     Trong mối quan hệ ứng xử với đồng nghiệp: Cán bộ, giảng viên nhà trường luôn có thái độ hòa nhã, hợp tác trong công việc; chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ đồng nghiệp khi cần thiết; xây dựng tập thể đơn vị đoàn kết; tôn trọng, không xúc phạm đồng nghiệp dưới mọi hình thức.

     Trong mối quan hệ ứng xử với cấp trên: Cán bộ, giảng viên Nhà trường luôn tôn trọng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp trên. Đồng thời, chấp hành nghiêm túc các chỉ đạo, nhiệm vụ được Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường, lãnh đạo khoa phân công.

     Trong mối quan hệ ứng xử với học viên: Đội ngũ giảng viên nhà trường luôn là tấm gương về đạo đức cách mạng, tác phong, tư duy, bản lĩnh chính trị cho học viên noi theo; lắng nghe ý kiến của học viên để kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình dạy và học; có thái độ lịch sự, đúng mực khi giao tiếp; tôn trọng ý kiến của học viên; thể hiện phong cách mẫu mực của người giảng viên trường Đảng trên giảng đường và trong cuộc sống. Đội ngũ giảng viên nhà trường luôn có ý thức trách nhiệm, say mê, nhiệt huyết với công việc; giữ gìn phẩm chất đạo đức trong sáng. Đặc biệt trong những năm qua, đối với các lớp đào tạo, bồi dưỡng do nhà trường quản lý, cùng với việc giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp được phân công theo dõi, quản lý lớp thì Ban Giám hiệu nhà trường cũng định kỳ hằng tháng, hằng quý có kế hoạch gặp gỡ, trao đổi, lắng nghe ý kiến của học viên các lớp, từ đó đưa ra ý kiến chỉ đạo kịp thời nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của học viên để họ yên tâm học tập.

     Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện văn hóa giảng dạy của giảng viên nhà trường vẫn còn hạn chế; ở một số hoạt động, một số lĩnh vực, trong một số khâu công việc thực hiện đôi khi tính hiệu quả chưa cao. Trong thời gian tới, để thực hiện tốt hơn nữa văn hóa giảng dạy của đội ngũ giảng viên góp phần phát huy những giá trị văn hóa trường Đảng trong nhà trường, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

     Một là, tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nhà trường đảm bảo hợp lý về số lượng, cơ cấu; thu hút và tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao; lựa chọn những cán bộ trẻ, có năng lực để đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn kế cận, bổ sung cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường. Xây dựng kế hoạch, cơ chế động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ, giảng viên đi nghiên cứu sinh, đồng thời nêu cao tinh thần tự học, kết hợp bồi dưỡng định kỳ, cập nhật thông tin, tri thức mới.

     Phối hợp với các huyện, thị, thành để tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên đi nghiên cứu thực tế, có nhận xét, đánh giá và báo cáo cụ thể về quá trình làm việc ở cơ sở.

     Hai là, xây dựng quy chế, quy định bắt buộc đối với giảng viên về tiêu chuẩn chức danh, chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới, bổ sung giáo trình, bài giảng, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, tin học, ngoại ngữ hằng năm.

     Ba là, cải tiến phương pháp, lề lối làm việc, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật của đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII, XIII) về ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; các chỉ thị, nghị quyết của Đại hội XIII của Đảng; các văn bản của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và của tỉnh...

     Bốn là, nhà trường phải luôn coi trọng nhiệm vụ nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, gắn với việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng học viên, nhất là trong việc rèn luyện bản lĩnh chính trị, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm; chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

     Như vậy, có thể nhận thấy đội ngũ giảng viên nhà trường với tinh thần, thái độ nghiêm túc, hăng say trong nghiên cứu khoa học; tâm huyết với từng bài giảng; cẩn trọng với từng câu chữ; trách nhiệm với từng lời nói, hành động là những tấm gương tích cực trong hoạt động chuyên môn, giảng dạy của nhà trường, là lực lượng nòng cốt giúp nhà trường thực hiện tốt, phát huy những giá trị văn hóa trường Đảng trong thời gian vừa qua và những năm tiếp theo.

ThS. Trần Thị Hướng

                                                                                   Khoa lý luận cơ sở

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:
Giá trị lịch sử từ tác phẩm “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19/12/1946
Chi bộ khoa Lý luận cơ sở tổ chức tổng kết công tác Đảng năm 2022 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2023
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TRONG BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG
SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ Ở KHOA LÝ LUẬN CƠ SỞ, GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO TOÀN DIỆN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW, HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 6, KHÓA XIII
Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
THỰC HIỆN LỜI DẠY CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH QUA TÁC PHẨM “NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN” TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ VÀ TIÊU CỰC HIỆN NAY
MỘT SỐ VẤN ĐỀ MỚI VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
CẢM NHẬN TỪ CUỘC THI VIẾT CHÍNH LUẬN ''BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRONG TÌNH HÌNH MỚI'' LẦN THỨ HAI, NĂM 2022
Vụ TCT 65 Bí thư Tỉnh ủy Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Huân chương LĐ hạng Nhất HT Hội nghị thi đua yêu nước năm 2016 BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2000 Lễ đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2015
  • Vụ TCT
Tin mới nhất